F&B vốn là khởi thủy của nhượng quyền. Nhưng trong top 10 những thương hiệu nhượng quyền phát triển nhanh nhất năm nay, chỉ có 2 thương hiệu thuộc ngành ẩm thực. Vậy những cái tên còn lại thuộc lĩnh vực gì?
Nhượng quyền dịch vụ – Xu hướng trên thế giới
Những thương hiệu khác trong top 10 thương hiệu nhượng quyền đều liên quan đến “dịch vụ” chứ không phải “hàng hóa”. Có thể kể đến như dịch vụ vệ sinh công nghiệp nhanh (tẩy rửa cho các tòa nhà, nhà trường, bệnh viện), dịch vụ tư vấn sức khỏe, vật lý trị liệu, sửa xe, sửa khóa…
“Nhượng quyền của tương lai là nhượng quyền những mô hình dịch vụ,” đó là nhận định của chuyên gia về nhượng quyền Nguyễn Phi Vân tại hội thảo thuộc khuôn khổ triển lãm quốc tế Ngành bán lẻ và Nhượng quyền Thương hiệu 2020. Bà Vân là Chủ tịch công ty Retail & Franchise Asia, cố vấn về nhượng quyền thương hiệu cho chính phủ Malaysia.
Theo bà Nguyễn Phi Vân, trên thế giới đang có sự trỗi dậy của các mô hình kinh doanh cung cấp dịch vụ, phát sinh từ sự bận rộn của con người ngày nay: Họ cần sự tiện dụng, tức là có nhu cầu lớn về những dịch vụ “làm hộ”, nhằm tiết kiệm thời gian cho con người.
Bà Nguyễn Phi Vân. Ảnh: Cafebiz
Những lĩnh vực nổi bật của ngành kinh tế dịch vụ thế giới mà bà Vân chỉ ra, gồm: sức khỏe và y tế, sắc đẹp, giải trí, dịch vụ sửa chữa và bảo trì… (phục vụ cá nhân) và cho thuê, tài chính, xây dựng (phục vụ doanh nghiệp).
“Mình xây được mô hình thì mình nhượng quyền, vậy thôi”
“Tất cả những việc gì mà cá nhân bạn, gia đình bạn, công ty bạn không thích làm, từ rửa chén, lau nhà đến quản lý nhân sự, báo cáo thuế, vệ sinh trong văn phòng, bảo trì máy móc trong công ty… đều có thể biến thành dịch vụ”, bà Vân chỉ ra.
Mà đã là dịch vụ thì đều có thể nhượng quyền. Bà cho biết đừng nên đóng khung nhượng quyền là phải có cửa hàng, chi nhánh hay phòng khám.”
Như vậy, thị trường nhượng quyền của tương lai rất lớn: Cái gì cũng có thể nhượng quyền được hết”, bà Nguyễn Phi Vân nhận định.
Cơn sóng nhượng quyền dịch vụ ở Việt Nam
Về nhượng quyền dịch vụ ở Việt Nam, bà Vân cho hay còn đang trong giai đoạn nhen nhóm. “Có thể nói ở Việt Nam, F&B vẫn chiếm 60 – 70% thị trường nhượng quyền”, bà cho biết.
Bà Vân nhận định với nhượng quyền ở Việt Nam, ngành F&B là ngành truyền thống, còn tiềm năng rất lớn và sẽ luôn có những thương hiệu về F&B phát triển.
“Nhưng cơn ‘sóng thần’ tiếp theo là sự chuyển đổi sang mô hình dịch vụ. Nó đến từ sự thiếu tài nguyên thiên nhiên, chuyển đổi về kinh tế chia sẻ, các chuyển động trên thế giới”, bà Vân nói.
Theo bà Vân, những ngành hot nhất về nhượng quyền dịch vụ đã xuất hiện ở Việt Nam gồm: giáo dục, chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe…
“Chắc chắn sẽ bùng nổ, đó là điều không thể không xảy ra, nó sẽ xảy ra và xảy ra nhanh hơn mình tưởng”, bà Vân khẳng định về xu hướng nhượng quyền dịch vụ ở nước ta.
“Mong muốn của tôi là các bạn nhìn thấy làn sóng đó không phải để các bạn đi mua nhượng quyền, các bạn phải xây mô hình cho thương hiệu địa phương của mình. Vì ở nước ngoài, bao giờ thương hiệu địa phương cũng nhiều hơn thương hiệu nước ngoài.
Ở Việt Nam thì ngược lại – mình toàn đi mua nhượng quyền, cuối cùng mình chỉ đi làm thuê cho một chuỗi khác mà thôi, mình không xây dựng được giá trị cho nền kinh tế Việt Nam”, bà Vân trăn trở.
Hãy trở thành nhà đầu tư tài ba, thông minh cùng ToCoToCo. Một thương hiệu trà sữa hàng đầu tại Việt Nam. Chương trình ưu đãi phí nhượng quyền 0 đồng trong năm 2020, cùng với đội ngũ hỗ trợ tư vấn 24/7 (tài chính, vận hành, nhân sự, marketing..). Đăng kí ngay tại: https://tocotocotea.com/pages/nhuong-quyen
Bước phá doanh thu, khởi nghiệp thành công cùng ToCoToCo.